Quản lí mầm non là một công việc phức tạp, có một số yêu cầu nhất định. Vì vậy, khi làm công việc này, bạn cần phải lưu ý một số điều
Khái niệm quản lí mầm non (Qlmn)
Quản lí mầm non là công việc đòi hỏi cả kiến thức chuyên môn lẫn kĩ năng thực tiễn. Đây là công việc quản lí các nhánh của trường mầm non. Vì vậy, quản lí mầm non là công việc đòi hỏi người đảm nhiệm phải thật khôn khéo, chỉn chu và có tri thức.
Quản lí mầm non làm những công việc gì?
Quản lí mầm non là công việc quản lí tất cả các nhánh, các hoạt động của trường mầm mon. Một trong số đó phải kể đến sự quản lí:
- – Tài chính của trường
- – Phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh
- – Giáo viên, công nhân viên và học sinh
- – Giáo án dạy học
- – Thiết bị dạy và học, vui chơi
- – Quy chế của trường
- – Hoạt động vui chơi ngoài giờ của trường
- Ngoài ra, khi nhận công việc quản lí mầm non, bạn sẽ phải:
- – Nghiên cứu, đề xuất các phương pháp dạy học hợp lí với từng độ tuổi của trẻ
- – Phối hợp với giáo viên để đưa đưa ra giáo án phù hợp với trẻ
- – Xây dựng kế hoạch PR cho tên tuổi của trường
- – Thiết lập được nhiều mối quan hệ xung quanh
- – Có tinh thần đoàn kết và gắn kết mọi thành viên trong trường
Những yêu cầu củ
a quản lí mầm non
Đủ kiến thức chuyên môn, kĩ năng liên quan
Công việc quản lí mầm non là công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều kiến thức. Người đảm nhận phải trang bị đủ cho mình những kiến thức chuyên môn. Những kiến thức này phải sâu rộng và bám sát với thực tiễn. Song song đó là những kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng giao tiếp,… Kiến thức và kĩ năng sẽ bổ trợ, phối hợp với nhau. Người đảm nhận công việc quản lí mầm non có thể hoàn thành công việc hiệu quả nhất
Yêu trẻ con
Dù không trực tiếp tiếp xúc với trẻ hằng ngày, nhưng công việc này liên quan mật thiết đến trẻ. Vì vậy, khi đảm nhận công việc, bạn cần phải có tình yêu thương trẻ con nhất định. Khi có tình yêu thương với nghề, thì bạn sẽ dễ dàng làm việc hơn rất nhiều. Không riêng gì quản lí mầm non, mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần có tình yêu đối với nghề.
Có khả năng sắp xếp công việc trong ngày
Khi nhận công việc quản lí mầm non, bạn sẽ xử lí khá nhiều công việc trong ngày. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải biết sắp xếp công việc. Để hiệu quả công việc được cao, thì phải biết sắp xếp khoa học, hợp lí. Điều này sẽ giúp công việc được giải quyết tốt mà bạn lại không cảm thấy kiệt sức.
Thực hiên công tác xã hội hóa giáo dục
Trẻ em cần phải được chơi và phát triển trong môi trường thoải mái. Không nên gò bó trẻ trong một khuôn khổ nhất định nào đó. Vì vậy, việc xã hội hóa giáo dục mầm non là điều rất cần thiết. Trẻ phải được tự do sáng tạo, phát triển thông qua các trò chơi có tính giáo dục cao.

Lưu ý khi làm quản lí mầm non
Quản lí mầm non là công việc có nhiều nhiệm vụ và yêu cầu riêng. Vì vậy, khi làm công việc quản lí mầm non, bạn cần phải lưu ý một số điều:
Đưa ra các biện pháp cụ thể
Việc đưa ra các biện pháp cụ thể cho mỗi đối tượng, đội ngũ là việc hoàn toàn cần thiết. Có thể tạo ra thi đua giữa các lớp để thúc đẩy hiệu quả dạy và học của giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, cũng cần phải thật công bằng, anh minh khi chia nhiệm vụ cho mọi người.
Luôn xây dựng mối quan hệ tốt trong và ngoài trường
Trong trường, là mối quan hệ đồng nghiệp, lãnh đạo với nhân viên. Bên cạnh đó, còn có mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Bất cứ mối quan hệ nào cũng phải được trân trọng và gìn giữ. Phải luôn xây dựng một mối quan hệ thân thiện và hòa đồng. Ngoài trường là mối quan hệ giữa giáo viên, lãnh đạo với cha mẹ. Ngoài ra, còn có quan hệ giữa nhà trường và địa phương. Hoặc mối quan hệ giữa nhà trường với các cấp lãnh đạo thuộc Ủy ban Quận/Huyện, Tỉnh/Thành Phố. Đây là những mối quan hệ quan trọng. Vì vậy, người làm công tác quản lí cần phải xây dựng nó tốt đẹp và thân thiện.
Luôn quản lí bằng kế hoạch cụ thể
Trong môi trường đào tạo thế hệ mầm non tương lai của đất nước, việc đưa ra kế hoạch giảng dạy cụ thể là rất quan trọng. Tất nhiên, những kế hoạch này phải cụ thể và có tính khả thi cao. Ở mỗi trường mầm non khác nhau, thì sẽ có những kế hoạch không giống nhau. Thế nhưng, đều có mục đích chung. Chính là đào tạo tốt các em nhỏ. Mỗi trường sẽ có một kế hoạch phù hợp. Và người quản lí nên đưa ra những kế hoạch cụ thể, có tính khả thi. Việc này sẽ giúp việc đào tạo được tốt hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, sẽ hạn chế những sai sót hoặc sự đáng tiếc không mong muốn.
Trên đây là tổng quan và một số điểm lưu ý của công việc quản lí mầm non. Chúc bạn thành công!