Manager là gì?
Manager là người phụ trách quản lý công việc, quản lý nhân viên của một bộ phận nào đó trong công ty, doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm giám sát, lên kế hoạch, phân chia nhiệm vụ, theo dõi, đánh giá hiệu quả và hiệu suất của các nhân viên cấp dưới. Bên cạnh đó, họ sẽ là người theo sát công việc nhằm nhanh chóng nhận định và tìm hướng xử lý nếu các vấn đề mới xảy ra. Ngoài ra, Manager sẽ thực hiện các công việc bên ngoài khác theo yêu cầu của cấp trên. Manager được biết đến như các chức vụ trưởng phòng, phó phòng, quản lý công ty, quản lý nhà hàng, quản lý dự án,… Căn cứ vào quy mô, lĩnh vực họ sẽ có các cấp bậc lớn nhỏ khác nhau.
Nhiệm vụ, vai trò của một Manager
Mỗi doanh nghiệp ở lĩnh vực khác nhau thì Manager sẽ có nhiệm vụ và vai trò khác nhau. Tuy nhiên các Manager vẫn có những nhiệm vụ có đặc điểm chung nhất định như sau:
1- Kiểm tra, giám sát nhân viên
Hằng ngày, các Manager phải có trách nhiệm theo dõi sát sao công việc của nhân viên dưới quyền. Đôn đốc, nhắc nhở nhân viên làm việc. Việc này nhằm đảm bảo cấp dưới của mình luôn làm việc hiệu quả, nghiêm túc để đem lại lợi ích cao cho doanh nghiệp, theo sát tiến độ và hoàn thành kế hoạch đề ra.
2- Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên
Bên cạnh việc giám sát nhân viên dưới quyền làm việc thì Manager còn chịu trách nhiệm đánh giá hiệu quả và hiệu suất của từng nhân viên. Hiểu được năng lực làm việc của từng người. Tìm ra được ai cống hiến tốt hoặc chưa tốt trong công việc. Từ đó, động viên, khen thưởng những người có thành tích tốt cũng như hướng dẫn khắc phục các lỗi sai phạm của nhân viên.
3- Xử lý các vấn đề xảy ra
Mặc dù trước khi thực hiện một dự án, một công việc thì tất cả đều được lên kế hoạch rõ ràng, chỉn chu, tỉ mỉ. Thế nhưng, trong cuộc sống luôn tồn tại các vấn đề ngẫu nhiên,sự cố mới. Chính vì điều đó Manager cần luôn giám sát chặt chẽ để kịp thời phát hiện vấn đề. Khi nhận định ra vấn đề sẽ phân tích tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Ví dụ:
Khi gặp sự cố ngẫu nhiên, hoặc khách hàng làm khó hay có lỗi sai trong hợp đồng thì Manager sẽ bình tĩnh nhìn nhận vấn đề rồi đưa ra cách giải quyết tốt nhất để đôi bên cùng có lợi.
Kỹ năng cần có của Manager
1- Kỹ năng giao tiếp
Đối với Manager việc có kỹ năng giao tiếp là một lợi thế. Bởi vì, người có khả năng giao tiếp, ứng xử giỏi là biết dùng ngôn ngữ để truyền đạt thông điệp, kế hoạch, ý kiến một cách rõ ràng, giải thích và thuyết phục được người nghe. Để có được khả năng giao tiếp tốt, họ cần phải biết quan sát, đánh giá từ đó lựa chọn chủ đề, cách diễn đạt, ngôn ngữ sao cho phù hợp nhất với từng đối tượng. Bên cạnh đó, Manager khi nói chuyện phải thật khéo léo, vui vẻ, thân thiện sao cho người nghe cảm thấy thoải mái, cảm nhận được sự tự nhiên, chân thành nhất. Một Manager chuyên nghiệp phải biết ứng xử linh hoạt theo từng ngữ cảnh.
Ví dụ: Với cấp trên thì khiêm tốn, cấp dưới thì cương quyết, còn khách hàng thì khéo léo,…
2- Kỹ năng chuyên môn
Ngoài kỹ năng giao tiếp ra thì một Manager rất cần kỹ năng chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm thực chiến nhiều năm trong công việc. Trên cơ sở đó họ mới có thể lên kế hoạch, sắp xếp, phân phó, chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới làm việc. Ngoài ra, họ còn giám sát,đánh giá năng lực của từng nhân viên một cách hiệu quả nhất. Mặt khác, một Manager có bề dày kinh nghiệm thực chiến sẽ nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người. Quyết định của họ sẽ được mọi người ủng hộ và làm theo.
3- Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo của một Manager thể hiện ở việc luôn hiểu rõ nhân viên dưới quyền của mình, biết được khả năng của mỗi người, từ đó phân phó công việc cho phù hợp nhằm đạt kết quả cao nhất. Ngoài ra, người quản lý còn biết cách tạo môi trường làm việc thân thiện cũng như kết nối mọi người lại. Có đoàn kết , hỗ trợ nhau thì công việc mới đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Manager phải biết lắng nghe, không bảo thủ, công bằng chính trực thì sẽ nhận được sự tôn trọng, yêu quý của mọi người. Từ đó nhân viên sẽ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp, đem lại nhiều lợi ích cho công ty.
4- Kỹ năng phân tích, nhìn nhận vấn đề
Mỗi công việc được tiến hành luôn luôn thực hiện theo kế hoạch nhưng trong thực tế khi tiến hành vẫn sẽ gặp một số vấn đề mới. Chính những lúc này, Manager lại phát huy kỹ năng của mình về việc giải quyết vấn đề, sự cố. Họ phải thật sự bình tĩnh, quan sát, nhận định rồi phân tích vấn đề một cách khách quan, thấu đáo nhất. Từ đó, đưa ra những phương án giải quyết hiệu quả nhằm mục đích không phá vỡ kế hoạch ban đầu, cũng như đem lại ít rủi ro nhất cho doanh nghiệp.
5- Có tầm nhìn
Tầm nhìn của một Manager thể hiện qua việc người đó phải hiểu rõ mục tiêu của công ty. Từ đó, đưa ra ý kiến , lên kế hoạch phát triển ,từng bước đạt được mục tiêu. Để đạt được mục đích của công ty, người quản lý phải biết cân nhắc kỹ lưỡng nhằm đưa ra quyết định đúng đắn nhất mà không làm chệch hướng của mục tiêu ban đầu. Cũng như đạt được kế hoạch một cách triệt để nhất.
6- Áp lực công việc
Một người quản lý luôn có khối lượng công việc rất lớn, luôn phải suy nghĩ, chu toàn mọi việc. Họ là người chịu trách nhiệm với kết quả cuối cùng của một kế hoạch đặt ra. Chính vì vậy, họ có áp lực công việc lớn, phải suy nghĩ làm sao hướng dẫn cấp dưới của mình làm việc để hoàn thành công việc tốt nhất. Ngoài việc phân phó công việc rồi nhận báo cáo của nhân viên, người quản lý cần phải kiểm tra, đánh giá, tìm kiếm những điều chưa hợp lý để kịp thời sửa chữa, hoàn thiện. Cũng chính vì thế, họ thường là người đến sớm cũng như rời văn phòng trễ nhất thậm chí có những hôm không được về nhà.
Trong cuộc sống, có rất nhiều ngành và nghề nào cũng có mặt lợi hoặc mặt bị hại. Quản lý ngành cũng không ngoại lệ. Có thể, bạn thấy người quản lý là một nghề khó nhưng chỉ cần nỗ lực, cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết thì công việc chinh phục nghề này là vô cùng đơn giản. Thông qua bài viết này, tôi mong các bạn có thể biết thêm về người quản lý từ đó biết bản thân nên làm gì để trở thành những người quản lý tương lai nhé. Chúc các bạn thành công!