Quản lý trẻ mầm non trật tự, hiệu quả – Kinh nghiệm 2022

Quản lý trẻ mầm non trật tự, hiệu quả - Kinh nghiệm 2022

Trẻ ở lớp mầm non hiện nay luôn hoạt náo, gây ồn ào, mất trật tự. Điều khiến các cô giáo phải đau đầu. Vì điều này mà đôi khi các cô không thể tập trung hoàn thành công việc của mình. Ví dụ như dọn dẹp lớp học, chuẩn bị thức ăn cho trẻ. Vậy bài viết sau của nhatre online sẽ cung cấp cho cô giáo những kinh nghiệm quản lý trẻ mầm non trật tự dễ nhất.

Top 4 kỹ năng quản lý trẻ mầm non cho cô giáo mới

Quản lý trẻ mầm non sao cho trật tự, ngoan ngoãn là thách thức rất lớn đối với các cô giáo mới vào nghề. Vậy 4 kinh nghiệm sau đây sẽ hỗ trợ bạn quản lý trẻ:

Kỷ luật cho trẻ ngay từ đầu

Quản lý trẻ mầm non bằng cách Dạy cho trẻ hiểu các nội quy của lớp học ngay từ đầu

Dạy cho trẻ hiểu các nội quy của lớp học ngay từ đầu

Nghe thì có vẻ dễ nhưng không nhiều cô giáo mầm non làm được điều này. Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần tạo cho các em thói quen lắng nghe hiệu lệnh của cô. Cô phải làm sao để cả lớp đồng loạt trật tự lắng nghe cô.

Khi cô không có ở lớp, trẻ sẽ chịu sự quản lý của một bạn nào đó. Và phải yên tĩnh, trật tự tuyệt đối. Khi vào lớp, bạn quản lý lớp thay cô sẽ báo với cô xem lớp có tốt không.

Đây là phương pháp quản lý trẻ mầm non vừa mềm vừa rắn. Cô giáo có thể yêu trẻ con nhưng cũng phải để trẻ biết rằng. Cô rất nghiêm khắc và không chiều chuộng em nào cả. Sau này khi trẻ đã quen với những việc mà cô quy ước. Dù ở lớp có cô hay không thì trẻ cũng rất trật tự và ngoan ngoãn.

Tuyệt đối không hăm dọa trẻ

Cô giáo tuyệt đối không được dùng cách hù dọa trẻ yên lặng. Bằng nhiều câu nói nặng nề, làm tổn thương trẻ.

Cô giáo cần có thời gian để hiểu tâm lý từng trẻ. Từ đó cô đề ra nội quy rồi tìm cách giải quyết cho từng trẻ. Nếu trẻ vi phạm sẽ bị phạt nhẹ trong thời gian nhất định. Nếu trẻ quá hiếu động, cô có thể chia sẻ với cha mẹ. Từ đó cha mẹ hiểu và chấp nhận rằng đó là điều bình thường. Cô sẽ giải thích rằng mỗi đứa trẻ đều có năng lực riêng và cần được tôn trọng. 

Cô giáo nên quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với trẻ. Bên cạnh đó cô giáo cũng nên tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, học tập, văn nghệ. Trẻ không có nhiều thời gian rảnh rỗi làm ồn.

Nói một cách đơn giản thì cô giáo lâu lâu nên cho trẻ thoải mái là chính mình một ngày. Cô giáo không nên ép trẻ theo khuôn khổ. Trẻ cũng có lúc muốn được tự do làm điều mình thích. Từ đây có lẽ trẻ sẽ thích thú và sau này có thể nghe lời cô và cha mẹ hơn.

Cho trẻ thi đua với nhau

Cô giáo cần luyện cho trẻ thói quen ngồi ngoan ngay từ đầu. Không được đi lại khi cô không ở trong lớp hoặc chưa có sự cho phép của cô. Bạn nào ngoan sẽ được cô gọi cho điểm 10 trên tay. Đến giờ ăn nếu trẻ không chịu xới cơm. Cô hãy động viên những bạn ăn nhanh đạt điểm 10 để các bạn đều ăn ngoan. 

Kể cả những bé lười cũng phải ăn nhanh 2 bát. Mỗi ngày cô giáo có thể thay đổi một kiểu. Có thể hôm nay bật tivi và nhảy cho cả lớp nhảy theo liên tiếp. Hôm khác lại lấy kẹo ra thưởng cho trẻ nào ngồi ngoan trong suốt buổi học…

Đây là kinh nghiệm quản lý trẻ mầm non “bất bại” của nhiều giáo viên hiện nay. Theo chia sẻ của các cô, người dạy nên khuyến khích trẻ. Bằng cách cho điểm đẹp sẽ tạo cho trẻ tinh thần cạnh tranh. Vì trẻ thích được khen ngợi nên chúng cũng sẽ cố gắng làm tốt hơn, ngoan hơn. Trẻ con là vậy, chỉ cần cô giáo hiểu tâm lý của chúng. Và tìm ra cách huấn luyện trẻ thì đảm bảo trẻ luôn vui. Cô giáo thay vì la hét thì hãy khen trẻ thật nhiều.

Chia lớp ra nhiều nhóm

Chia trẻ ra nhiều nhóm để giáo viên dễ bền quản lý trật tự

Chia trẻ ra nhiều nhóm để giáo viên dễ bền quản lý trật tự

Việc chia lớp mầm non thành các nhóm từ 4 đến 5 trẻ. Thuận tiện cho giáo viên trong quá trình kiểm soát số lượng trẻ trong lớp. Trong cùng một nhóm, trẻ sẽ có thể hoàn thành công việc đạt hiệu quả tốt nhất trong ngày. Hoạt động nhóm cũng là một kỹ năng giúp trẻ thường xuyên rèn luyện bản thân.

Giáo viên có thể chia trẻ thành các nhóm cố định, giúp trẻ phát huy khả năng của bản thân. Từ đó trẻ biết phối hợp với các trẻ khác để nâng cao hiệu quả làm việc của nhóm.

Cho trẻ quậy nhất quản lý lớp

Kinh nghiệm quản lý trẻ mầm non thú vị và hiệu quả nhất hiện nay. Bảo bạn nào nghịch nhất lớp làm lớp trưởng. Tuy chúng ta nghe có vẻ không đúng lắm nhưng. Bởi nguyên nhân khiến lớp mất trật tự đa phần là vì 1 hoặc 2 em nào đó nghịch phá khiến các bạn khác hùa theo. Vì thế giáo viên để cho trẻ nghịch nhất quản lý lớp đem lại hiệu quả vô cùng.

Theo như cách quản lý này, cô sẽ giao các nhiệm vụ cho trẻ, khen trẻ. Từ đó trẻ sẽ cảm thấy mình nên có trách nhiệm hơn, tự tin rằng mình sẽ làm được nhiệm vụ để cô giáo khen thưởng.

Cô giáo có thể chia cho các trẻ nghịch các chức vụ như: Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó,…

Quản lý trẻ mầm non chính là nghệ thuật giáo dục. Giáo viên không cần la hét, hay đe dọa mà vẫn giữ được lớp ổn định dựa trên những kinh nghiệm “xương máu” ở trên. Hy vọng các giáo viên có thể tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả cho mình. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *