Giáo trình dinh dưỡng trẻ em mầm non

Giáo trình dinh dưỡng trẻ em mầm non

Việc xây dựng giáo trình dinh dưỡng trẻ em là vô cùng cần thiết. Dinh dưỡng trong bữa ăn giúp phát triển cả về thể chất, trí tuệ, vận động. Hay thói quen ở trẻ mầm non. Do đó nhà trường cần có giáo trình dinh dưỡng phù hợp. Với từng lứa tuổi các bé để không bị thiếu chất. Trẻ ở trong độ tuổi này  đã có thể bắt đầu thể hiện được sự độc lập, thích thú tìm tòi. Và khám phá thế giới xung quanh và phần nào bắt chước cách ăn uống của người lớn.  

Giáo trình dinh dưỡng trẻ em mầm non
Giáo trình dinh dưỡng trẻ em mầm non

 

1. Vai trò của giáo trình dinh dưỡng trẻ em mầm non

– Giai đoạn trẻ từ 1 đến 3 tuổi sẽ bắt đầu biết tìm hiểu, tò mò về mọi vật và sự việc xung quanh. Nên việc hình thành dần thói quen ăn uống cho bé là vô cùng quan trọng.

– Khi qua tuổi này, trẻ đã biết thêm về vạn vật xung quanh. Nên liên tục đặt câu hỏi tại sao cho người lớn. Giai đoạn này trẻ bắt đầu biết tự ăn uống, các món ăn, số lượng thức ăn… Do đó nếu trẻ không được cha mẹ, thầy cô trong trường chăm sóc tốt về dinh dưỡng, thể chất. Có thể dẫn đến việc trẻ gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khoẻ. Như tình trạng suy dinh dưỡng ảnh hưởng sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của bé:

* Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng. Như năng lượng, đạm hoặc các vi chất dinh dưỡng quan trọng khác. Gây ảnh hưởng không nhỏ tới các sự phát triển của trẻ. Tình trạng này rất dễ gặp ở bé trong độ tuổi mầm non nếu không được chăm sóc dinh dưỡng tốt.

* Thừa cân béo phì hiện nay cũng khác phổ biến ở các bé. Nó là bệnh lý do năng lượng cung cấp vào cơ thể nhiều hơn so với năng lượng tiêu hao. Tình trạng này thường thấy ở các trẻ sống ở thành thị. Đã gây nên nhiều tác động bất lợi đến sức khỏe cũng như mặc cảm về vóc dáng của trẻ.

* Biếng ăn ở bé bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như: bệnh lý, thức ăn trẻ không thích hoặc do ảnh hưởng của thuốc / do tâm lý…

Giáo trình dinh dưỡng trẻ em mầm non
Vai trò của giáo trình dinh dưỡng trẻ em mầm non

 

Giáo trình dinh dưỡng trẻ em giúp lên phương án ăn ngon, hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng. Sẽ giúp trẻ em mầm non phát triển tốt cả về thể chất, trí tuệ và hình thành thói quen ăn uống tốt cho trẻ.

2. Thành phần các chất dinh dưỡng cần có trong bữa ăn cho trẻ mầm non

Giáo trình dinh dưỡng trẻ em mầm non khuyến nghị năng lượng trung bình khoảng từ 1230 kcal đến 1320 calo/1 ngày.

– Trong đó: 52% đến 60% tinh bột, 13% đến 20% chất đạm, 25% đến 35% chất béo trên tổng năng lượng khẩu phần hàng ngày của bé.

Giáo trình dinh dưỡng trẻ em mầm non
tháp dinh dưỡng

 

– Theo khuyến nghị trong giáo trình dinh dưỡng trẻ em mầm non. Thì thực đơn hàng ngày cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm:

– Chất đường bột từ cơm, cháo. Chất đạm gồm 120 gam-150 gam từ thịt, cá trứng, tôm, cua..Chất béo khoảng 30 gam từ dầu, mỡ, bơ… Trái cây, rau quả khoảng 300 gam ăn thường xuyên.

– Các loại vitamin và khoáng chất như là: vitamin A 1000 IU, canxi 500mg, vitamin D 400ID…

3. Top những loại thực phẩm nên và không nên sử dụng cho trẻ mầm non

Để giúp trẻ mầm non phát triển cả về trí tuệ và thể chất. Việc lựa chọn thực phẩm cha mẹ cần lưu ý. Và theo dõi quá trình ăn uống của bé mỗi ngày.

3.1. Top 3 thực phẩm nên sử dụng cho trẻ mầm non:

* Sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa: Mỗi ngày trẻ cần đảm bảo lượng sữa nạp vào cơ thể. Bao gồm các loại như: sữa nước, sữa chua, pho mai, váng sữa… để giúp bổ sung canxi và khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.

* Bổ sung rau xanh, trái cây hàng ngày để cung cấp hàm lượng vitamin, chất khoáng và chất xơ. Tuy nhiên ở độ tuổi này các bé thường lười ăn rau nên cha mẹ cần linh hoạt trong chế biến rau củ. Để bé không còn sợ rau và ăn uống một cách thoải mái nhất.

* Các chất béo lành mạnh cần bổ sung bao gồm chất béo không no bão hoà đơn. Các loại chất béo không no bão hoà đa cần thiết như: dầu thực vật, dầu oliu, phô mai, bơ,… nhằm giúp cho trẻ phát triển não bộ toàn diện hơn.

3.2. Top 03 loại thực phẩm không nên sử dụng cho trẻ mầm non:

* Thực phẩm có chứa nhiều phần trăm đường tinh luyện như: Nước ngọt, bánh kẹo, đồ uống có gas. Khiến cho trẻ bị tăng cân dẫn tới mất kiểm soát, béo phì đồng thời trẻ còn mắc các bệnh về răng miệng.

* Những chất béo có hại, hoặc chứa quá nhiều dầu mỡ trong: thực phẩm ăn nhanh, đồ chiên rán…

* Các món ăn quá cứng như: mía hay ngô có thể ảnh hưởng đến hàm răng của trẻ.

Tóm lại, cha mẹ nên xây dựng giáo trình dinh dưỡng trẻ em hợp lý. Cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng từng giai đoạn phát triển của bé. Việc bổ sung đầy đủ các nhóm chất quan trọng. Sẽ giúp trẻ phát triển tối đa về mặt thể chất lẫn tinh thần. Trường hợp chế độ dinh dưỡng cho bé không thể cung cấp đủ vitamin. Hoặc bé ăn không hấp thụ thì có thể dùng thêm các loại viên uống bổ sung theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cần đưa bé đi khám di dưỡng để biết chính xác là bé thiếu gì và bổ sung theo lộ trình bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *