Trẻ mầm non bao giờ được đi học lại? Câu hỏi trong tiêu đề bài viết được rất nhiều phụ huynh và công chúng quan tâm. Hãy cùng https://nhatre.online/ tìm hiểu nội dung qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Bộ trưởng bộ Y tế kết hợp với bộ trưởng Bộ giáo dục thảo luận: Sau khi triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi, từ tình hình thực tế, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sẽ lên phương án cho trẻ mầm non đến trường trở lại vào thời điểm sớm nhất.
1. Lộ trình đưa trẻ mầm non quay lại trường học
– Tại Hà Nội:
⮞ Học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 của 30 quận, huyện, thị trấn có cấp độ 1 dịch đã đến trường học trực tiếp;
⮞ Học sinh từ lớp 1 – 6 của các huyện, thị trấn đủ điều kiện cũng học trực tiếp; các quận vẫn học online.
- Như vậy, trẻ mầm non trên địa bàn Thành phố Hà Nội và các tỉnh thành khác vẫn chưa được quay trở lại trường học tập, vui chơi do diễn biến dịch Covid-19 hiện nay vẫn còn hết sức phức tạp.
- Việc trẻ em ở nhà quá lâu cũng ảnh hưởng đến lượng kiến thức, hành vi, công sức của cả trẻ và gia đình rất lớn nên quyết định chính thức của thành phố, mong muốn Hà Nội nhanh chóng “chốt lịch” là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh.
- Trước đó bà Trần Lưu Hoa – Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội – cho biết, sở đã có văn bản báo cáo thành phố về lộ trình đưa học sinh quay lại trường học.
- Được biết nếu dịch diễn biến giảm, công tác phòng dịch tốt thì từ ngày 21.2.2022, học sinh lớp 1 trở lên ở 12 quận nội thành sẽ đi học trực tiếp. Tiếp đó, Bộ Y tế tiếp tục triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi trên toàn địa bàn, đề xuất phương án cụ thể cho trẻ mầm non đi học trở lại trong năm 2022.
- Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội ông Nguyễn Văn Phong cũng nhấn mạnh về việc địa phương và nhà trường cần chuẩn bị tốt mọi mặt để học sinh trở lại trường học theo lộ trình mà Bộ Giáo Dục đưa xuống.
- Tùy vào việc quay trở lại trường học của các khối lớp và diễn biến dịch thế nào mà thành phố sẽ cho trẻ mầm non của các huyện trở lại trường.
2. Trẻ mầm non cần sớm quay trở lại trường
– Đưa trẻ mầm non trở lại lớp là việc rất quan trọng bác sĩ Thiều Thị Tuyết Nhung – BV. Nhi Trung ương (Hà Nội) – cho hay, trường học là cái nôi giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Bởi vậy, việc mở cửa trường học ở các cấp sau thời gian dài đóng cửa do dịch bệnh là điều rất cần thiết.
– BS Nhung đưa ra nhiều dẫn chứng về việc hiện nay trên thế giới nhiều nước đã mở cửa trường học dẫu số ca mắc COVID-19 cao. “Việc đóng cửa trường học trực tiếp quá lâu khiến trẻ không được hoạt động thể chất do luôn bị nhốt trong nhà, kéo theo các thói quen về sức khỏe bị đảo lộn đồng thời việc học online thường xuyên khiến mắt không được nghỉ ngơi cũng là vấn đề đáng quan tâm.
Vì vậy, khi diễn biến dịch đã tạm ổn cần mở cửa trường học để cung cấp kiến thức sách vở, thiết lập lại thói quen, hoạt động thể chất và tương tác với xã hội bên ngoài” – BS Nhung nói.
BS Nhung nhấn mạnh: “Trường học phải là nơi ươm mầm kiến thức và chăm sóc sức khỏe cho trẻ, đồng thời là nơi bảo đảm an toàn cho trẻ khỏi bị xâm hại, bạo hành gia đình”. Trải qua thời gian dài nghỉ dịch mà số vụ bạo hành trẻ em đã tăng 10% so với mọi năm là tín hiệu báo động cho toàn xã hội.
“Theo văn bản hướng dẫn số 1860 của Bộ Y tế, các nhân viên y tế tại trường học khi học sinh quay lại học trực tiếp cần có biện pháp ứng phó kịp thời, xử lý ngay lập tức khi trong lớp có học sinh mắc Covid-19”.
Trường học cần phối hợp với bệnh viện tuyến Trung ương để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho trẻ nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu nặng và cần được cứu chữa kịp thời. Đặc biệt, trước khi mở cửa trường học, Bộ GDĐT, Bộ Y tế cần tập huấn cho các thầy cô giáo dấu hiệu nhận biết, biện pháp xử lý, sơ cứu khi gặp các sự cố phát sinh. Ngoài ra các trường học cũng chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với từng tình huống có thể xảy ra.
3. Bộ GD-ĐT kiến nghị hàng loạt giải pháp để đưa trẻ đến trường sau đợt dịch tháng 2.2022 mới đây nhất
– Để đón học sinh trở lại trường dự kiến vào ngày 21/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội bám sát chỉ đạo của Lãnh đạo thành phố, giám sát đôn đốc các nhà trường triển khai các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và đảm bảo chất lượng giáo dục khi đón học sinh quay lại trường.
– Sở GD&ĐT Hà Nội đã đưa ra đề nghị các trường tại các quận, huyện tổ chức diễn tập cho học sinh đi học trở lại;
– Ban Chỉ đạo chống dịch các quận, huyện, thị xã nếu lấy trường học làm bệnh viện dã chiến cần tiến hành bàn giao hoàn trả cơ sở giáo dục cho nhà trường để thực hiện công tác vệ sinh khử khuẩn sẵn sàng đón học sinh trở lại bất cứ khi nào.
– Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương báo cáo tại hội nghị kể từ ngày 11/2 đến
ngày 16/2, riêng thành phố Hà Nội ghi nhận trung bình 3.366 ca bệnh/ngày, tăng so với tuần trước đó.
– Toàn thành phố Hà Nội hiện có 536/579 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1; 43 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2; không có cấp độ 3 và cấp độ 4 ở các xã, phường, thị trấn.
– Thành phố đã triển khai tiêm được 15.108.345 mũi vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng. Công tác triển kha phòng chống dịch đã và đang được tổ chức bài bản, quyết liệt giúp chủ động kiểm soát được dịch bệnh.
– BTĐU Khối các trường Đại học, Cao đẳng TP. Hà Nội ông Nguyễn Thanh Sơn cho biết các biện pháp phòng, chống dịch đã được triển khai tại tất cả các trường đại học, cao đẳng.
Như vậy nhìn trung trong tháng 3 này khi dịch bệnh đã được giảm xuống, tất cả các trường sẽ cho sinh viên, học sinh quay trở lại trường, trong đó khối mầm non sẽ được xem xét đến trường vào một ngày không xa nữa.