Đối với hoạt động của một trường mầm non thì hoạt động quản lý giáo dục là vô cùng quan trọng. Cần phải có người thực hiện quản lý hoạt động giáo dục. Thông thường sẽ là hiệu trưởng. Và để đảm nhiệm chức danh quản lý này thì ít nhất phải nắm rõ được nội dung của bài giảng quản lý giáo dục mầm non trong bài nhatre online dưới đây.
Bài giảng quản lý giáo dục mầm non được hiểu như thế nào
Đây là một bài giảng tổng quát về hoạt động quản lý giáo dục mầm non. Trong bài này sẽ phân tích về khám niệm quản lý giáo dục mầm non. Những hoạt động nằm trong quản lý giáo dục mầm non và các nguyên tắc quản lý giáo dục mầm non.
Những nội dung chính của bài giảng quản lý giáo dục mầm non
Thế nào là quản lý giáo dục mầm non
Quản lý giáo dục mầm non là tất cả các hoạt động quản lý, điều hành chung của một cơ sở mầm non. Nó không chỉ dừng lại ở việc quản lý số lượng giáo viên, công nhân viên, số lượng học sinh. Mà còn cả các hoạt động như giải quyết các tình huống bất ngờ, xây dựng, phát triển quy mô của trường…
Quản lý giáo dục mầm non khá phức tạp. Đòi hỏi người thực hiện phải học các lớp chuyên ngành. Đảm bảo đủ năng lực trình độ để đảm đương.
Quản lý giáo dục mầm non có những hoạt động gì?
Quản lý giáo dục mầm non bao gồm một chuỗi các hoạt động. Các hoạt động có thể thực hiện thường xuyên xuyên suốt và song song với nhau. Trong đó, có thể chia ra thành các nhóm cơ bản sau:
Nhóm hoạt động quản lý chung bao gồm: hoạt động của ban lãnh đạo trường học; quản lý các yếu tố cơ sở vật chất, tài chính, thi đua khen thưởng, xử lý tình huống khẩn cấp; xây dựng các chương trình kỷ niệm, hoạt động ngày lễ, tết.
Nhóm hoạt động quản lý chuyên môn bao gồm: giám sát hoạt động của giáo viên;, triển khai giáo án giảng dạy của giáo viên; quản lý hoạt động dạy và học phương pháp giáo dục tại các lớp học; quản lý, tổ chức hoạt động ngoại khóa, quản lý học sinh
Nhóm hoạt động quản lý, phát triển học sinh bao gồm: quản lý về số lượng, chất lượng của học sinh, hoạt động liên lạc với phụ huynh học sinh, hoạt động giới thiệu, quảng bá hình ảnh trường.
Các nguyên tắc đảm bảo hoạt động quản lý giáo dục mầm non
Trong bài giảng quản lý giáo dục mầm non có trình bày các nguyên tắc cơ bản như sau:
– Đảm bảo mục đích hàng đầu
Tất cả các trường mầm non được xây dựng nhằm mục đích cơ bản nhất là chăm sóc trẻ em. Mỗi một tường mầm non có một phương pháp giảng dạy khác nhau. Cách thức vận hành khác nhau. Ví dụ các trường mầm non công lập tường chú trọng vào chăm sóc trẻ.
Các hoạt động ngoại khóa ít. Còn các trường mầm non tư thục để thu hút học sinh thường có nhiều chương trình học hơn. Đa dạng về nội dung, hình thức học tập kết hợp hoạt động ngoại khóa hoặc dạy song ngữ… Nhưng điểm chung của tất cả là đảm bảo mục đích chăm sóc trẻ.
– Hướng tới phát triển toàn diện cho trẻ em
Nguyên tắc này khá cần. Giáo dục mầm non là hoạt động giáo dục mang yếu tố đặt nền móng cho tương lai. Chính vì vậy, người quản lý phải định hướng phát triển tốt, đúng đắn. Đặt sự phát triển toàn diện của trẻ lên làm mục tiêu hướng tới. Và có những giải pháp thiết thực để đạt được mục tiêu này.
– Chú trọng cả chăm sóc và giáo dục
Học sinh mầm non là lứa tuổi nhỏ, cần chú trọng cả chăm sóc và giáo dục ban đầu. Đảm bảo trẻ em có môi trường học tập và vui chơi tốt nhất.
– Phát triển kỹ năng của bé
Làm nhóm giúp nâng cao kỹ năng
Trong bài giảng quản lý giáo dục mầm non, nguyên tắc phát triển kỹ năng rất được chú trọng. Không những học chữ, học số. Trường mầm non cần phát triển cho bé các kỹ năng mềm. Trong đó đặc biệt quan trọng là kỹ năng hoạt động nhóm. Một trong các kỹ năng quan trọng nhưng trên thực tế chưa được chú trọng phát triển.
– Đảm bảo sự liên kết giữa nhà trường và gia đình
Sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục mầm non là rất quan trọng. Bởi lẽ, lứa tuổi mầm non chưa tự lập. Việc trao đổi thường xuyên giữa gia đình và nhà trường sẽ giúp đánh giá tốt nhất về học sinh và đưa ra hướng giáo dục phù lợp.
– Linh hoạt trong phương pháp dạy và học
Cách giảng dạy giữa chơi và học cũng rát quan trọng
Kết hợp giữa học tập và vui chơi tạo hứng thú cho trẻ
Đối với bài giảng quản lý giáo dục mầm non, mầm non là lớp vỡ lòng. Giáo viên không thể cứng nhắc, rập khuôn mà cần có những phương pháp mềm mỏng, linh hoạt. Phù hợp với từng lứa tuổi, từng học sinh.
– Đề cao tính chủ đạo của giáo viên
Giáo viên đối với giáo dục mầm non là người chèo lái chính. Học sinh trong lứa tuổi này cần người dẫn dắt và chỉ bảo. Chính vì vậy, giáo viên cần phải chủ động trong phương pháp giáo dục. Khơi dậy được sự tích cực, sôi nổi của trẻ.
Trên đây là một số nội dung cơ bản của bài giảng quản lý giáo dục mầm non. Để biết các nội dung chi tiết hơn, bạn có thể truy cập vào nhatre.online để tìm hiểu.