Quản lý giáo dục mầm non
Quản lý giáo dục mầm non là công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại đòi hỏi người quản lý phải trang bị cho mình nhiều kỹ năng cần thiết. Bên cạnh việc phải luôn sẵn sàng xử lý các tình huống rắc rối trong sinh hoạt,hoạt động hằng ngày của trẻ nhỏ thì họ còn phải biết tạo không khí vui tươi,thận thiện như là nhà cũng như tạo các hoạt động ý nghĩa cho trẻ..
Người quản lý sẽ là người tạo nên những bài học đặc biệt trong cuộc đời của trẻ thông qua các hoạt động dạy dỗ, vui chơi, chăm sóc của mình. Quản lý giáo dục mầm non cũng có thể được hiểu là sự điều hành, điều chỉnh cũng như phối hợp các ban, phòng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ măng non phát triển toàn diện cả thể chất cũng như tinh thần. Chính vì đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ cho nên việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài cũng như hoàn thiện nhân cách của trẻ luôn được ưu tiên hàng đầu. Công việc của quản lý giáo dục mầm non chính là hoạt động chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ cũng như sắp xếp, đào tạo để phát triển giáo dục
Công việc của một hiệu trưởng – người quản lý giáo dục mầm non
Quản lý các hoạt động chung.
Quản lý chuyên môn cũng như giám sát công việc hàng ngày của giáo viên.
Trao đổi với ác bậc phụ huynh về việc chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà.
Báo cáo tình hình hoạt động của trường cho các ban, phòng.
Nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh giáo án cùng giáo viên để đạt hiệu quả cao trong giáo dục trẻ.
Tham gia, tổ chức các hoạt động tập thể, ngoài trời, thăm quan vui chơi cho trẻ.
Xây dựng kế hoạch phát triển rộng rãi trường học.
Quản lý về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, chăm sóc, đào tạo trẻ.
Quản lý học sinh về nhận thức, hành vi, kiến thức, kỹ năng.
Quản lý giáo viên nâng cao chất lượng.
Quản lý về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của trường.
Quản lý về tài chính của trường.
Quản lý về chương trình ngày hội, ngày lễ cho bé.
Quản lý về quy chế hoạt động nội bộ giáo viện, nhân viên.
Quản lý về kiểm định chất lượng, số lượng học sinh trong trường.
Quản lý về thi đua khen thưởng của cán bộ giáo viện, học sinh.
Nguyên tắc quản lý giáo dục
Trong giáo dục mầm non có rất nhiều các nguyên tắc lớn, nhỏ, quan trọng khác nhau trong đó có 8 nguyên tắc chính mà bạn cần phải lưu ý để có một nền tảng giáo dục trẻ toàn diện nhất. Nơi dạy những bài học đầu đời của mỗi con người chính là trường mầm non. Đó cũng là nơi bắt đầu cho sự khám phá, học hỏi cũng như hình thành thói quen và một phần tính cách của trẻ.
Chính vì thế nguyên tắc giáo dục mầm non là rất quan trọng nhằm mục đích hỗ trợ quá trình giảng dạy của giáo viên, nhân viên đặc biệt là những cô giáo trẻ. Những nguyên tắc giáo dục mà bạn cần phải nhớ để có một phương pháp giáo dục trẻ toàn diện bao gồm:
3.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích công việc hiệu trưởng
Dù cho bạn dạy, chăm sóc các bé theo cách, phương pháp nào thì việc các chương trình giáo dục bạn đưa ra cũng phải thiết thực, đạt hiệu quả tốt nhất. Để có thể đạt được mục tiêu do Bộ GD&ĐT, phòng giáo dục ,các ban ngành đưa ra về chăm sóc cũng như giáo dục mầm non tương lai.
3.2 Nguyên tắc toàn diện
Nguyên tắc này yêu cầu bạn phải có một kỹ năng quan sát tốt. Chú ý đến trẻ như vậy mới có thể chăm sóc, giáo dục, hướng dẫn cho trẻ phát triển một cách toàn diện, hài hòa. Giúp cho trẻ phát triển, rèn luyện cả về mặt tư duy, đạo đức lẫn tinh thần
3.3 Nguyên tắc kết hợp giữa chăm sóc và giáo dục
Phương pháp giáo dục mầm non được hiểu như hình thức mẹ và con. Ngoài việc chăm sóc, bảo vệ trẻ như một người mẹ thì bạn phải giáo dục, dạy cho trẻ những kỹ năng cơ bản của một con người như: Bé tự ăn, tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo …
3.4 Nguyên tắc giáo dục trẻ làm việc theo nhóm
Bạn phải tạo các tiết học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp hay hoạt động vui chơi tập thể. Sau đó phân chia các bé theo nhóm, hướng dẫn các bé đoàn kết, hoạt động theo nhóm phân công. Trên cơ sở đó,quan sát và tìm hiểu tính cách của trẻ thông qua hoạt động nhóm.
3.5 Nguyên tắc cùng giáo dục
- Với trẻ mầm non cô giáo cũng như một người mẹ hiền, chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ của bé tại trường. Vì vậy bạn nên phối hợp với bố mẹ trẻ để trao đổi về phương pháp dạy cũng như tính cách của bé. Những mặt tốt hoặc chưa tốt để cùng nhau hướng dẫn, dạy dỗ tốt nhất cho trẻ. Gia đình và trường học phối hợp để cho trẻ có thể phát triển toàn diện nhất, cả hai nơi đều là nhà của bé.
3.6 Nguyên tắc linh hoạt
- Giáo dục mầm non không lấy việc truyền thụ tri thức, thành tích làm trọng tâm. Mà lấy việc chăm sóc, giáo dục mềm mỏng làm chính thông qua các hoạt động như: vui chơi, múa hát, các hoạt động ngoài trời.…
⇒ Từ đó tạo nên một môi trường vui vẻ, thoải mái cho trẻ nhỏ nhất. Trong quá trình giảng dạy bạn có thể linh hoạt thêm bớt hình thức giáo dục tùy vào tình huống nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả đạt được mục tiêu giáo dục ban đầu.
Tổng kết:
Thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu thêm về phương pháp cũng như tầm quan trong của giáo dục mầm mon. Qua đó, nếu bạn lựa chọn ngành nghề này bạn cần đảm bảo được các nguyên tắc cũng như niềm yêu thích trẻ con vô bờ bến. Cái nghề ngày không chỉ đòi hỏi kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ mà còn cần đảm bảo cái tâm. Chúc các bạn sẽ trở thành những cô giáo giỏi, những người quản lý mầm non tương lai đất nước.