Nhiệm vụ của hiệu trưởng trường mầm non?

Nhiệm vụ của hiệu trưởng trường mầm non?

Nhiệm vụ của hiệu trưởng trường mầm non là gì?. Hãy cùng https://nhatre.online/  tìm hiểu bạn nhé.

GD mầm non có vai trò rất quan trọng. Bởi nó là sự khởi đầu mới mẻ, đặt nền móng cho những đứa trẻ. Đây là môi trường Giáo dục đầu tiên mà mỗi đứa trẻ được tiếp xúc. Vì vậy cần tạo được môi trường Giáo dục lành mạnh, vui tươi, hòa đồng. Để làm bước đệm hình thành nên nhân cách của đứa trẻ. Chuẩn bị hành trang cho bé vào học lớp một được tốt nhất.

Cơ cấu tổ chức cơ sở giáo dục mầm non như thế nào?

Nhiệm vụ của hiệu trưởng trường mầm non?

– Cơ cấu tổ chức của trường mầm non bao gồm 3 phần chính:

Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng trường, Hội đồng kỷ luật. Hội đồng tư vấn của trường.

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên các bộ phận của trường.

Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên CS HCM. Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

Khái niệm hiệu trưởng trường mầm non

– Hiệu trưởng chính là bộ phận chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng dạy học, nuôi dưỡng, chăm sóc các bé. Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của trường.

– Người được bổ nhiệm hiệu trưởng phải có đầy đủ phẩm chất đạo đức, bằng cấp đạt tiêu chuẩn theo quy định.

– Hiệu trưởng trường được bởi nhiệm bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hiệu trưởng trường dân lập, tư thục được công nhận bởi Chủ tịch UBND cấp huyện. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng các trường trên cả nước là 05 năm. Sau 05 năm, Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ đánh giá quá trình làm việc của hiệu trưởng mà công nhận hoặc bổ nhiệm lại. Hiệu trưởng công tác tại một trường công lập không quá hai nhiệm kỳ (10 năm) liên tiếp.

Nhiệm vụ của hiệu trưởng trường mầm non?
Khái niệm hiệu trưởng trường mầm non

 

Nhiệm vụ của hiệu trưởng trường mầm non là gì?

Quyền hạn và nhiệm vụ của Hiệu trưởng Trường Mầm non. Được quy định tại Khoản 4 Điều 16 QĐ 14/2008/QĐ-BGDĐT Điều lệ Trường MN. Và được sửa đổi tại TT 44/2010/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

– XD kế hoạch phát triển nhà trường. Tổ chức thực hiện kế hoạch Giáo dục cho từng năm học. Báo cáo, đánh giá kết quả quản lý, hiệu quả trường trước Hội đồng và các cấp có thẩm quyền.

– Thành lập các tổ văn phòng, tổ phụ trách chuyên môn cùng hội đồng tư vấn trong nhà trường, Nhà trẻ. Bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó, giáo viên quản lý. Đề xuất thêm, giảm các thành viên trong Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.

– Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh. Tham gia khen thưởng, nhắc nhở, kỷ luật giáo viên, nhân viên, học sinh vi phạm quy định trường.

– Quản lý, báo cáo quá trình sử dụng, thanh lý của các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, Nhà trẻ.

Nhiệm vụ của hiệu trưởng trường mầm non?
Nhiệm vụ của hiệu trưởng trường mầm non là gì?

– Tiếp nhận thêm trẻ, quản lý học sinh và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ em của các nhà trường hay Nhà trẻ. Khen thưởng, phê duyệt kết quả, đánh giá các trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ em do Bộ GD và ĐT quy định.

– Tham Dự những lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, chính trị. Tham gia các hoạt động GD 2 giờ trong một tuần. Được hưởng các chính sách ưu đãi và chế độ phụ cấp  theo quy định.

– Thực hiện quy chế dân chủ nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục trẻ.

– Xây dựng quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý. Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho mỗi giáo viên, nhân viên. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các hoạt động tập huấn đổi mới Giáo dục. Tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, bổ nhiệm giáo viên, giới thiệu nhân sự để làm phó hiệu trưởng.

Quyền hạn và Nhiệm vụ của phó hiệu trưởng trường mầm non?

4.1.Khái niệm Phó hiệu trưởng trường mầm non

– Phó hiệu trưởng là người được bổ nhiệm. Nhằm giúp hiệu trưởng quản lý nhà trường, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và PL. Về nhiệm vụ được phân công.

– Người được bổ nhiệm phó hiệu trưởng phải có đủ phẩm chất đạo đức. Và trình độ chuyên môn đạt tiêu chuẩn theo quy định.

– Phó hiệu trưởng trường công lập được bổ nhiệm bởi Chủ tịch UBND cấp huyện. phó hiệu trưởng trường dân lập, tư thục được công nhận bởi Chủ tịch UBND cấp huyện. Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng các trường trên cả nước là 05 năm. Sau 05 năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ đánh giá quá trình làm việc của phó hiệu trưởng mà công nhận hoặc bổ nhiệm lại. Phó hiệu trưởng công tác tại một trường công lập không quá hai nhiệm kỳ (10 năm) liên tiếp.

4.2. Quyền hạn và nhiệm vụ của phó hiệu trưởng trường mầm non

– Chịu trách nhiệm điều hành, quản lý, sắp xếp công việc do hiệu trưởng phân công;

– Điều hành, giám sát hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền.

– Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; trực tiếp giảng dạy 04 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng hoặc tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý. Được hưởng các chính sách ưu đãi và chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo theo quy định.

– Cùng hiệu trưởng thực hiện xã hội hóa Giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Trên đây là những thông tin mà nhatre.online đã thu thập được về Quyền hạn nhiệm vụ của hiệu trưởng trường mầm non gửi đến bạn đọc. Hy vọng bạn đọc đã có thêm các thông tin bổ ích qua bài viết trên của chúng tôi.

.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *